Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

TÌM HIỂU GIÁO LÝ TRONG NĂM ĐỨC TIN (bài 11-12)


Bài 11

THÁI ĐỘ CỦA KITÔ HỮU TRƯỚC
THẾ GIAN
 (Lm. GB. Nguyễn Văn Tuấn biên soạn)

 I. GIÁO LÝ CÔNG ĐỒNG
 Hãy nỗ lực chu toàn các bổn phận trần thế theo tinh thần Phúc Âm.

II. CÂU HỎI VÀ ÁP DỤNG
Câu 1. Các Kitô hữu cần có thái độ nào trước các hoạt động nhân loại?
Thưa: Cộng đồng khuyến khích các Kitô hữu trung thành chu toàn những bổn phận trần thế, và luôn hành động theo tinh thần Tin Mừng.
Không được tạo nên sự đối nghịch giữa sinh hoạt nghề nghiệp xã hội và đời sống tôn giáo, nhưng cần liên kết các lĩnh vực hoạt động để thống nhất đời sống.
Nên hợp tác với những người cùng theo đuổi một mục đích chung.
Cần tìm hiểu Huấn Quyền của Giáo Hội trong một số vấn đề chuyên biệt [1].
Câu 2. Mọi người có bổn phận thăng tiến hôn nhân và gia đình thế nào?
Thưa: Để gia đình sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh của mình cần có sự hợp tác của nhiều thành phần trong cộng đoàn và tập thể xã hội:
Vợ chồng: Thông phần chia sẻ cho nhau tình yêu và cộng tác giáo dục con cái.
Chính quyền dân sự phải bênh vực và phát huy bản chất đích thực của định chế hôn nhân, và bảo vệ luân lý gia đình.
Kitô hữu phải đề cao giá trị hôn nhân và gia đình bằng chứng tá và đời sống phù hợp với đức tin.
Các chuyên viên khoa học nghiên cứu những tiến bộ phát triển đời sống gia đình.
Các linh mục nâng đỡ và khích lệ các gia đình chu toàn ơn gọi của mình.
Các tổ chức hoạt động tông đồ huấn luyện cho giới trẻ hiểu biết giá trị của hôn nhân và gia đình[2].

III.  DIỄN GIẢI VÀ ÁP DỤNG
Công Đồng nhấn mạnh đến thái độ của con người đối   với các cộng đoàn nhân loại như gia đình quốc gia và Hội Thánh. Sức mạnh để dấn thân làm việc của Kitô hữu là tinh thần của Chúa Kitô, tức là tinh thần Phúc Âm phải được mọi người sống và chiếu rọi vào thế gian. Họ phải tìm cách để in sâu vào trong tâm hồn những luật lệ, những quy chế và học thuyết xã hội của Hội Thánh.
Gia đình được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu dựng nên con người mang bản tính yêu thương. Mọi người phải quan tâm đến gia đình và giúp cho gia đình hoàn thành trách nhiệm luân lý trong gia đình với các mối tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình và giúp cho các gia đình công giáo trở thành Hội Thánh tại gia[3].
                                                                                       
                                                              Chủ nhật 24. 3. 2013
                                           Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên


 

[1] X. GS 43.
[2] X. GS 52.
[3] X. FC 17-64: những trách nhiệm luân lý của đời sống hôn nhân gia đình.





Bài 12
 LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI
VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA VÀ KINH TẾ

 I. GIÁO LÝ CÔNG ĐỒNG
         “Khi mặc khải cùng dân Ngài cho tới khi tỏ mình đầy đủ trong Chúa Con nhập thể, Thiên Chúa đã nói theo văn hóa riêng của từng thời đại ”

II. CÂU HỎI VÀ ÁP DỤNG
   Câu 1. Kitô hữu có bổn phận gì đối với văn hóa?
       Thưa: Xác lập quyền hưởng thụ văn hóa là quyền lợi căn bản của con người.
- Kitô hữu phải cộng tác để làm cho tinh thần nhân bản và Kitô giáo thấm nhuần vào các hoạt động văn hóa.
- Các Kitô hữu chú tâm tìm hiểu đường lối suy tư và cảm nghĩ trong nền văn hóa của mình và phối hợp với giáo lý Kitô giáo để đời sống đức tin luôn song hành với hoàn cảnh xã hội.
- Giáo dân cần được học hỏi về các khoa học để có thể diễn giải giáo lý một cách thích hợp  .

          Theo nghĩa tổng quát, văn hóa có nghĩa là tất cả những gì nơi con người dùng để phát triển khả năng của tâm hồn và thân xác, cố gắng chế ngự trái đất bằng lý trí và lao động làm cho gia đình và xã hội trở nên thịnh vượng.
Tin Mừng của Chúa Kitô không ngừng đổi mới cuộc sống và văn hóa của loài người đã sa ngã, chống đối và sửa sai các sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên và lôi cuốn của tội lỗi. Phúc Âm không ngừng thanh luyện và năng cao văn hóa các dân tộc. Vì vậy, bổn phận của chúng ta là yêu thương những nét đẹp của dân tộc, của Giáo Hội tại Việt Nam ,thanh luyện và đổi mới phần nào trong văn hóa của chúng ta. Những vị có trách nhiệm phải nhìn nhận và thực thi quyền thừa hưởng văn hóa của con người và giáo dân văn hóa toàn diện cho con người . Cần phối hợp văn hóa nhân loại với văn hóa tình thương của Chúa Kitô.
     Câu 2. Giáo hội có lập trường nào về phát triển kinh tế?
    Thưa: Phát triển kinh tế là để phục vụ con người toàn diện, theo cấp bậc giá trị vật chất cũng như tinh thần.
- Việc phát triển kinh tế phải được kiểm soát chặt chẽ và cần được mở rộng cho nhiều người, nhiều thành phần tham gia càng tốt.
- Cần chấm dứt tình trạng chênh lệch kinh tế quá lớn cũng như việc phân biệt đối xử trong các thành phần xã hội.
- Phải coi những công nhân như những nhân vị chứ không phải những công cụ sản xuất.
- Phải liệu cho mỗi người có công việc đầy đủ và thích hợp và được huấn luyện đầy đủ về nghiệp vụ  .

Ta cần phát triển kinh tế để phục vụ con người. Của cải trần gian là để cho con người hưởng dùng. Con người cần phải có quyền tư hữu để sống nhưng quyền tư hữu không được phép cản trở lợi ích và sự phát triển sở hữu cộng đoàn lớn hơn. Làm sao cho Tin Mừng của Chúa là tiêu chuẩn phát triển nền văn hóa và kinh tế đang có.
Xin Chúa Kitô Phục Sinh là ánh sáng chiếu soi và đổi mới tâm hồn chúng ta và xã hội chúng ta đang sống.
Chúc Mừng Lễ Chúa Phục Sinh
                                   Chủ nhật 31. 3. 2013
Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét