Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

THÔNG BÁO CN 5PS


TIN  BUỒN

 

      + Anh  Toma Nguyễn Thành Tâm,  nhà ở Cầu Cái Sao P. Mỹ Thới, đã qua đời ngày 21.04.2013 hưởng dương 34 tuổi,  an táng tại Bòót  ngày 22.04.2013

      + Anh  Gioakim Trần  Thành Nam,  nhà ở Khóm 2 P. Mỹ Xuyên, đã qua đời ngày 26.04.2013, hưởng dương 53 tuổi, hoả táng tại Cần Đăng  ngày 28.04.2013

     Xin quý OBACE hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn anh Toma và Gioakim  sớm được về hưởng hạnh phúc bên Chúa trên nước Thiên Đàng.

 

THÔNG BÁO. (5 điểm)

 

1. Tháng năm kính Đức Mẹ

Trong tháng Năm, để tỏ lòng kính mến Đức  Mẹ, giáo xứ chúng ta sẽ tổ chức đọc kinh gia đình, dâng hoa và rước kiệu:

-     Dâng hoa vào lúc 6 giờ chiều thứ bảy  và lúc 3 giờ 30  chiều chúa nhật mỗi tuần.

-     Rước kiệu Đức Mẹ sau các thánh lễ tối thứ tư

+ ngày   1.05

+ ngày   8.05

+ ngày  15.05

+ ngày  22.05

+ ngày  29.05

Xin quý ÔBACE siêng năng lần hạt mân côi trong gia đình, trong khu xóm để tôn kính Đức Mẹ và cầu xin ơn bình an cho mọi người.

2.  Kỷ niệm tấn phong giám mục

         Thứ Ba  ngày 30.04.2013, giáo phận Long xuyên chúng  ta mừng kỷ niệm 38 năm Giám Mục của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần.

         Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha  Gioan Baotixita sẽ được cử  hành tại nhà nguyện toà giám mục Long xuyên vào lúc 10 giờ sáng thứ Ba  ngày 30.04

          Xin Quý OBACE  hiệp ý dâng lời cầu nguyện để cảm tạ Chúa cùng với Đức Cha  Gioan Baotixita kính yêu của chúng ta.
    

3.  Đưa Mình Thánh Chúa đầu tháng

Trong tuần này các ngày thứ Năm, Sáu , Bảy đầu tháng các linh mục sẽ đưa Mình Thánh Chúa cho người già yếu đau bệnh tại gia đình.



4.  Rửa tội và xưng tội đầu tháng

7 giờ sáng chúa nhật ngày 05.05 rửa tội cho các em. Trong tuần này xin quý phụ huynh nộp phiếu đăng ký rửa tội tại văn phòng giáo xứ.

2. giờ chiều các em thiếu nhi xưng tội

5.  Giáo lý viên Tĩnh tâm
         7. giờ tối thư Năm Giáo lý viên tĩnh tâm

  6.  Hành hương Tắc Sậy .

Đêm thứ Năm ngày 09.05 nhóm hành hương sẽ đi nhà thờ Tắc Sậy, xin vui lòng xem thông báo cuối nhà thờ.


SINH HOẠT TRONG TUẦN.

    +  07 giờ tối thứ Tư : rước kiệu Đức Mẹ

    +   12 giờ trưa thứ Năm chầu Mình Thánh Chúa.

    +   06 giờ  tối Thứ Năm  Thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi .

   +   07 giờ tối thứ Sáu  chầu Mình Thánh Chúa đầu tháng.   

    +  12 giờ trưa thứ Bảy, hội Mân Côi lần hạt chung tại nhà thờ.

Đố Vui 05


Đố Vui 05 (Chúa Nhật 28-04-2013)
Câu 1. Hãy kể 5 tước hiệu Giáo Hội Công Giáo dành cho Thánh Giuse?
Câu 2. Xin hãy kể ra 3 câu Phúc Âm Chúa Giê-su nói có từ “Yêu” ?
Câu 3. Trong tháng năm có lễ kính Đức Mẹ đó là lễ gì?
Các bạn trả lời đầy đủ ba câu và gởi về: gxctlongxuyen@gmail.com
Hạn chót là ngày thứ sáu
ngày 03-05-2013


Vì lỗi kỹ thuật 2 bài dự Đố Vui 3 & 4 của Đào Thái Dương
và bài dự Đố Vui 1 của Trần Phương Hồng Ngọc gởi vào SPAM nên nay BBT mới phát hiện. Mời Dương và Ngọc đến nhận quà.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Đố Vui 04


Đố Vui 04 (Chúa Nhật 21-04-2013)
Câu 1. Thánh nào được tuyên dương là “Tấm Lòng Vàng”?
Câu 2. Xin hãy kể ra 2 câu Phúc Âm Chúa Giê-su nói có từ “Sự Thật” ?
Câu 3. Tháng Năm còn gọi là tháng gì?
Các bạn trả lời đầy đủ ba câu và gởi về: gxctlongxuyen@gmail.com
Hạn chót là ngày thứ sáu
ngày 26-04-2013

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

HIỆP Ý CẦU NGUYỆN CHO CÁC TÍN HỮU 
TRONG GIÁO XỨ QUA ĐỜI TRONG THÁNG 04-2013 


THÁNG 04-2013

ÔNG GIUSE NGUYỄN VĂN LỤC   83 tuổi
MỸ BÌNH Từ Trần 15g 30’ Ngày 01-04-2013
An Táng CÁI ĐÔI Ngày 02-04-2013

ÔNG BÔ-NA-VEN-TU-RA
TRƯƠNG MINH ĐỆ (HUYNH)   63 tuổi
MỸ XUYÊN Từ Trần 7g 30’ Ngày 02-04-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 04-04-2013

BÀ MARIA TRẦN THỊ TIẾM   68 tuổi
XẺO TRÔM Từ Trần 14g 30’ Ngày 18-04-2013
Hỏa Táng CẦN ĐĂNG Ngày 20-04-2013

BÀ AGNÉS HUỲNH THỊ MỸ DUNG  75 tuổi
MỸ XUYÊN Từ Trần 06g 10’ Ngày 21-04-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 23-04-2013

ÔNG TÔ-MA NGUYỄN THÀNH TÂM   34 tuổi
MỸ THỚI Từ Trần 17g 00’ Ngày 21-04-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 22-04-2013

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

RAO BẢO CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH

RAO BẢO CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH
21.04.2013
***********
A.        LỊCH  CÔNG GIÁO TRONG TUẦN.

B.       RAO HÔN PHỐI
Bên Nam có  Phêrô Lê Minh Chánh, sinh năm 1986, cha GB. Lê minh Triết, mẹ Anna Phan Thị Thu hiện ở giáo xứ Long Xuyên, muốn kết hôn với Dự tòng  Trần Mỹ Thanh, sinh năm 1987  cha Trần Văn Tường, mẹ Lý Thoại Phụng, hiện ở  Phước Long tỉnh Bạc Liêu .
       Đôi này rao lần thứ nhất. Ai biết  có điều chi ngăn trở, xin trình với quý cha tại giáo xứ.

C. TIN  BUỒN
  + Bà Maria Trần thị Tiếm,  nhà ở Xẻo Trôm ,  đã qua đời ngày 18.04.2013, hưởng thọ 68 tuổi. đã được hảo tang tại Cần Đăng ngày 19.04.2013
 + Bà Agnes Huỳnh thị Mỹ Dung,  nhà ở Phòng Vệ ba P. Mỹ Xuyên,  đã qua đời ngày 18.04.2013, hưởng thọ 75 tuổi.
     Xin quý OBACE hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn bà Maria và Agnes sớm được về hưởng hạnh phúc bên Chúa trên nước Thiên Đàng.

D. THÔNG BÁO.
      1. Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu
      linh mục và tu sĩ.   
          Chúa nhật IV phục sinh ngày 21.04.2013 là ngày cầu nguyện  cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ.  
          Tất cả các nhà thờ trong giáo phận sẽ quyên tiền cho Quỹ Ơn Gọi để sử dụng vào việc đào tạo và nuôi dưỡng chủng sinh.
          Xin kính mời Quý OBACE đến tham dự thánh lễ, hiệp ý cầu nguyện cho có nhiều thanh niên nam nữ đáp lại tiếng Chúa và quảng đại dấn thấn phục vụ giáo hội.
              2. Gặp mặt sinh viên công giáo
         Xin mời các bạn sinh viên học sinh các trường Đại Học và Cao Đẳng đến tham dự thánh lễ và sinh hoạt hằng tháng tại Toà giám mục vào lúc 17g 30 thứ Năm ngày 25.04.2013. Rất mong được đón tiếp các bạn.

E.   SINH HOẠT TRONG TUẦN.
    +  07 giờ tối thứ Tư: tìm hiểu và chia sẻ  Lời Chúa tại văn phòng giáo xứ.
    +   12 giờ trưa thứ Năm chầu Mình Thánh Chúa.
    +  07 giờ  tối Thứ Năm, nhóm Huynh Đệ Chúa Quan Phòng Chầu Mình Thánh Chúa .
    +  12 giờ trưa thứ Bảy, hội Mân Côi lần hạt chung tại nhà thờ.





RAO BẢO CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH
14.04.2013
***********
A.        LỊCH  CÔNG GIÁO TRONG TUẦN.
B.       RAO HÔN PHỐI
Đôi thứ nhất Bên Nam có  Phêrô Nguyễn Tiến Dũng, sinh năm 1991, cha Nguyễn Hoàng Phong, mẹ Phạm thị Vân ở giáo xứ Long Xuyên, muốn kết hôn với Maria Văn Thanh Mỹ Linh, sinh năm 1986, cha Văn Phước, mẹ Lê thị Tiến, hiện ở  Long Xuyên.

Đôi thứ hai Bên Nam có  Phêrô  Nguyễn Thành Châu, sinh năm 1983, cha Nguyễn  Bỉnh Khiêm, mẹ Phạm Thị Tuyết Nga hiện ở giáo xứ Long Xuyên, muốn kết hôn muốn kết hôn với dự tòng  Nguyễn Kim Thoa , sinh năm 1985, cha Nguyễn văn Đảnh, mẹ Phạm thị Ngãi, hiện ở  Long Xuyên.

Đôi thứ ba  Bên Nam có  JB.   Nguyễn Thành Minh, sinh năm 1991, cha Nguyễn  Thanh Long, mẹ Lê thị Kim Liên hiện ở giáo xứ Long Xuyên, muốn kết hôn với dự tòng  Hồ Thị Tường Vân, sinh năm 1994  cha Hồ Tường Tri, mẹ Lê  thị Ngọc Hương, hiện ở giáo xứ  Cần Xây.
Đôi thứ bốn  Bên Nam có  Phêrô Trần Vinh, sinh năm 1986, cha Trần Ngọc Diệp, mẹ Nguyễn Kim Xuyến hiện ở giáo xứ Long Xuyên, muốn kết hôn với Matta   Tăng Triệu Mỹ Hương, sinh năm 1986 cha Tăng Triệu Duy, mẹ Nguyễn thị Hồng Thúy, hiện ở  giáo xứ Long Xuyên .
      Bốn đôi này rao lần thứ nhất. Ai biết  có điều chi ngăn trở, xin trình với quý cha tại giáo xứ.

C.       THÔNG BÁO. ( 4 điểm)

1.           Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu
      linh mục và tu sĩ.   
          Chúa nhật IV phục sinh ngày 21.04.2013 là ngày cầu nguyện  cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ.  
          Tất cả các nhà thờ trong giáo phận sẽ quyên tiền cho Quỹ Ơn Gọi để sử dụng vào việc đào tạo và nuôi dưỡng chủng sinh.
        Xin kính mời Quý OBACE đến tham dự thánh lễ, hiệp ý cầu nguyện cho có nhiều thanh niên nam nữ đáp lại tiếng Chúa và quảng đại dấn thấn phục vụ giáo hội.

2. Thánh lễ tại Xẻo Trôm .
         Trong tháng Tư này, thánh lễ tại Xẻo Trôm sẽ  được cử hành vào lúc 7 giờ sáng chúa nhật ngày 21 tháng 04 năm 2013.
         Xin kính mời ÔBACE  nhất là bà con Xẻo Trôm cố gắng đến tham dự đông đủ.
         Trong tuần này, xin bà con giáo dân khu Xẻo Trôm đến tiếp tay quét dọn và trang trí , để nơi cử hành thánh lễ được  trang nghiêm sốt sắng.

3.  Lễ đặt viên đá đầu tiên
 Nhà thờ  Mỹ Thạnh còn gọi là nhà thờ cầu Bắc Vàm Cống, có gởi thơ mời tham dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ lúc 9 giờ sáng thứ Bảy ngày 20.04.2013. Các thơ mời hiện để ở cuối nhà thờ. OBACE nào có lòng xin, nhận thơ mời để ủng hộ.
Về thơ mời ủng hộ, OBACE có thể đưa trực tiếp khi đi tham dự thánh lễ đặt viên đá, hoặc đưa cho các cha tại giáo xứ.

4.  Hành hương Tà Pao.
        Thứ Sáu ngày 26.04.2013 Nhóm Hành Hương sẽ đi Đức Mẹ Tà Pao. Xin xem thông báo cuối nhà thờ .

E.   SINH HOẠT TRONG TUẦN.
    +  07 giờ tối thứ Tư: tìm hiểu và chia sẻ  Lời Chúa tại văn phòng giáo xứ.
    +   12 giờ trưa thứ Năm chầu Mình Thánh Chúa.
    +  07 giờ  tối Thứ Năm, nhóm Cầu Nguyện Chầu Mình Thánh Chúa .
    +  12 giờ trưa thứ Bảy, hội Mân Côi lần hạt chung tại nhà thờ.
 

TÌM HIỂU GIÁO LÝ TRONG NĂM ĐỨC TIN (bài 14-15)

Bài 14

TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN

Mọi hành vi tốt về mặt luân lý  làm vinh danh Thiên Chúa đều được coi như hành vi thờ phượng. Tuy nhiên, Người còn phải được tôn thờ cách minh nhiên và gián tiếp bằng những hành vi như: Cầu nguyện, phụng vụ và những lời khấn hứa.

1. Cầu nguyện là gì ?
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên Thiên Chúa để xin Người ban cho chúng ta những ơn cần thiết.

Cầu nguyện là một cử chỉ khác của cử chỉ thờ lạy.“Cử chỉ quen thuộc của người cầu nguyện được trình bày ở các hang toại đạo còn được lưu giữ trong phụng vụ Kitô giáo: Cánh tay dang ra, bàn tay diễn tả tự dâng hiến, van nài hoặc chào kính tuỳ theo vị thế của đôi bàn tay. Trong cử điệu này không còn cái hôn nữa, nhưng nó vẫn giữ được ý nghĩa sâu xa của việc hôn kính” [1]. Khi cầu nguyện có lúc người ta quỳ hoặc phủ phục, nhất là khi họ van nài trong thầm lặng hoặc khi khẩn cầu tha thiết (1V 8,34; 9,42).
Người ta định nghĩa rất nhiều về cầu nguyện: Cầu nguyện là sự gặp gỡ cá vị của con người trong sự đối thoại khiêm tốn với Chúa Cha, qua Đức Giêsu và trong Chúa Thánh Thần. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên tới Chúa. Định nghĩa này, nhấn mạnh đến việc con người khao khát kết hợp với Chúa như Đấng thánh thiện và hoàn hảo vô cùng. Thời các giáo phụ, người ta đã biết đến một định nghĩa cổ điển xem cầu nguyện như một cuộc đối thoại với Thiên Chúa [2].
Gần đầy, các nhà thần học đã thử đưa ra một định nghĩa mới: Cầu nguyện là chấp nhận thánh ý Chúa, một sự chấp nhận trong yêu thương, được diễn tả không những bằng lời nói mà còn bằng hành động.

2. Khi cầu nguyện, chúng ta thường bắt đầu với tâm tình nào ?

Vì“ không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8,26), nên trước khi cầu nguyện, chúng ta hãy có tâm tình khiêm nhường để đón nhận ơn cầu nguyện.
Cầu nguyện là toàn thể hành động của con người hướng về Chúa. Người ta liệt kê những điều kiện cần phải có của việc cầu nguyện:
Lòng sốt sắng. Lòng sùng kính xác định ý hướng của ta khi cầu nguyện. Những người biệt phái ngày xưa khi bị Chúa quở trách vì họ cầu nguyện không phải với lòng sùng kính nhưng với ý hướng khoe khoang trước mặt mọi người.
Kính cẩn và khiêm tốn. Kính cẩn là thái độ căn bản của việc thờ phượng, là nhìn nhận uy quyền tối cao của Thiên Chúa. Cầu nguyện cũng phải biết tin tưởng phó thác cho ý muốn của Thiên Chúa và sẵn sàng thực thi theo ý Người như lời cầu nguyện đầy tình con thảo của Chúa Giêsu ở vườn cây dầu khi Người thưa với Chúa Cha:“Cha ơi nếu được xin cho chén này rời khỏi con, nhưng xin vâng ý Cha” (Mt 26,39).
 Sự chú ý hay sự hồi tâm của đức tin đòi hỏi.
Bền chí là không thất vọng, không buông xuôi, không chán nản, mỗi khi lời cầu nguyện của chúng ta không được Chúa nhậm lời như ý ta muốn. Giáo huấn về sự bền chí được Chúa Giêsu trình bày qua dụ ngôn về người bạn quấy rầy (Lc 11,5- 8).
Đó là vài chia sẽ của Sách Giáo Lý Đức Tin Công Giáo về việc cầu nguyện và chia sẽ cá nhân. Xin Chúa dạy chúng ta cầu nguyện đúng
theo thánh ý Chúa theo tinh thần Kinh Lạy Cha.
                   Chủ nhật 14. 4. 2013
  Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên


[1] J. DE VAULX- J GUILLET, Thờ lạy, trong điển ngữ thần học kinh thánh, vol 4, 145
[2] x. T. AUGUSTINO, Enarrationes in Psalmos, 85, PL 37, cột 1086; x. St 18, 23- 33




Bài 15
LỜI CẦU NGUYỆN TRỌN HẢO
Người Kitô hữu có thể cầu nguyện bất kể ngày đêm, mà không bị giới hạn vào thời gian giờ giấc. Vậy cầu nguyện mang lại lợi ích gì cho ta và làm thế nào để cầu nguyện nên trọn hảo?
1. Cầu nguyện đem lại ích lợi gì cho con người ?
Cầu nguyện đem ánh sáng cho tâm hồn, giúp con người thực sự hiểu biết Thiên Chúa và nối kết Thiên Chúa với con người. Cầu nguyện là một bổn phận làm cho ta gắn bó mật thiết với Chúa và thờ phượng Thiên Chúa cách xứng hợp.
Cầu nguyện rất cần thiết để có được các nhân đức đối thần và nuôi dưỡng chúng. Các nhân đức đối thần tin, cậy, mến là ơn Chúa ban, ta cần phải cầu xin, bảo vệ và làm cho phát triển nhờ việc cầu nguyện. Chỉ có lời cầu nguyện mới bảo đảm cho chúng ta kiên trì trong đức mến. Chính trong cầu nguyện mà các nhân đức đối thần được diễn tả và thể hiện đức thờ phượng.
Cầu nguyện cũng cần thiết cho việc thực thi các nhân đức luân lý. Nhờ lời cầu nguyện sám hối, ta quay trở lại với những giá trị luân lý mà ta đã xúc phạm. Trong lời cầu xin ta nài van Chúa ban cho ta lòng yêu mến các giới luật của Chúa, biết ra sức thực hành các nhân đức luân lý, để ngày càng trở nên tốt hơn.
Hơn nữa, con người vốn bất toàn, yếu đuối, không có khả năng thực hiện ơn cứu độ cho mình nên cần phải cầu xin ơn Chúa trợ giúp như Đức Giêsu dạy:“Không có Thầy anh em không thể làm được gì” (Ga 15,5). Ngoài ra, chính tình yêu đối với tha nhân đòi buộc ta phải cầu nguyện cho người khác nữa. Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện của những ai có tình yêu huynh đệ. Giới luật yêu thương đã biến giới răn này thành bổn phận phải cầu nguyện cho nhau. Chính những lý do đó khiến các môn đệ phải cầu nguyện luôn và cầu nguyện trong mọi lúc.
2. Làm thế nào để lời cầu nguyện được nên trọn hảo ?
Thánh Gioan Kim Khẩu cho biết:“Để lời cầu nguyện được trọn bề hoàn hảo, bạn hãy lấy đức hiền hậu khiêm nhu mà tô điểm ngôi nhà tâm hồn, lấy cuộc đời công chính mà chiếu soi cho rực rỡ, lấy việc lành phúc đức mà tô điểm, đem đức tin và lòng cao thượng như đá quý mà dán vào tường. Trên tất cả, bạn hãy đặt cầu nguyện làm nóc để hoàn tất ngôi nhà. Và như thế, bạn chuẩn bị cho Thiên Chúa một ngôi nhà hoàn hảo.”
Để lời cầu nguyện được trọn hảo cần phải có lòng sốt sắng, phải khiêm tốn và kính cẩn, tin tưởng và bền chí và nhất là lời cầu xin phải chính đáng và hợp với tinh thần người con đối với Chúa như trong Kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc.                 
  Chủ nhật 21. 4. 2013
  Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên




 

Gợi ý học và chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật 4 Phục Sinh C

Gợi ý học và chia sẻ Tin Mừng
Chúa Nhật 4 Phục Sinh C
Ga 10, 27-30
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một".


I. Ý chính:
-“Tôi là Mục tử nhân lành" (Ga 10,11-14).
Cũng như qua những câu trích dẫn như dưới đây, Tin Mừng theo thánh Gioan đã sử dụng tới ba mươi lần hai từ "Tôi là...", kèm theo một phẩm tính:
- "Tôi là Bánh hằng sống" (Ga 6,35-42,48-51).
- “Tôi là ánh sáng thế gian" (Ga 8.12-9,5).
- "Tôi là Sự sống lại và là sự Sống" (Ga 11,25).
-"Tôi là Cây nho thật" (Ga 15,l-5).
-"Tôi là Cửa cho chiên ra vào" (Ga 10,7-9).
Đó là lời khẳng định, là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu nơi Chúa Giêsu.

II. Đề nghị ba đề tài suy niệm:
1. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta
Cần xét lại thái độ “chiên” trong tâm tình sống đạo của mỗi Kitô hữu chúng ta ra sao. Chúng ta đã “nghe” và thực thi ý Chúa ở mức độ nào? 
Chúng ta hạnh phúc vì có Vị Mục Tử “biết” từng người chúng ta, không phải là nhớ tên mà còn biết rõ những nhu cầu thầm kín nơi mỗi người chúng ta.
Hãy “theo” là bước sát ngay sau, chứ không là tà lanh đi trước đòi hướng dẫn Chúa, hãy nhớ lại lời quở trách “Satan hãy lui lại đàng sau Thầy” Chúa dành cho Thánh Phê rô xưa!

2. Ta cho chúng được sống đời đời  
Người ta chỉ có thể cho điều người ta có. Thiên Chúa là sự sống đời đời, chỉ có Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa mời có thể hứa và ban cho con người được sống đời đời.
Nhưng điều kiện để “chiên” lãnh nhận được sự sống ấy là phải biết “nghe” và “theo”.

3. Ta và Cha Ta là một
Các chiên của Đức Giêsu, Người nói chúng đã được Chúa Cha, Thiên Chúa trao phó cho Người. Nhưng chúng vẫn luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa.
Những kiểu nói như trên đã dẫn chúng ta bước vào một vực thẳm choáng váng, khi đứng trước con người Giêsu Nadarét: trong con người thực sự đã được sinh ra từ một phụ nữ, đã lớn lên, sắp phải đổ máu và bị giết đi, lại chính là Thiên Chúa đã hiện diện, nói năng và hành động. Đức Giêsu, chính là Thiên Chúa tự mạc khải trong tình thân hữu với con người. "Tôi và Chúa Cha là một”. Các Công đồng sẽ phải nỗ lực xác định và đưa ra những quan niệm, nhưng sẽ không khi nào có được một kiểu nói giúp ta hiểu được mầu nhiệm của con người Giêsu. Tất cả những gì đã nói, trong công thức trên, chỉ có thể phải "lắng nghe" trong đức tin: "Chúa Cha và tôi, chúng tôi là một... Thiên Chúa và tôi, Giêsu, chúng tôi là một"
Đó là lý do Đức Giêsu dám quả quyết, Người “ban sự sống đời đời".
Đó là lý do, như chính Thiên Chúa, Người có thể tuyên bố: "Tôi là...".
Đó là lý do Người đã bị buộc tội là một kẻ phạm thượng, bị người đời đóng đinh, nhưng được Thiên Chúa “minh chính hóa", bằng cách cho Người từ cõi chết sống lại. (Noel Quesson)


III. Biết để cảm thông và yêu mến:
Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, Chúa Giêsu được gọi là chủ chiên của đàn chiên Giáo Hội. Trước Công Đồng Vatican II, năm 1962-1965, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành được xếp vào Chúa Nhật II Phục Sinh, gọi là Quasimodo, coi như Chúa Nhật thường (low Sunday) Gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên lành vì xử dụng bài Phúc Âm Thánh Gioan chương 10. Trong đó Chúa Giêsu được diễn tả như một Mục Tử mẫu mực nhân hậu: Ngài thí mạng sống vì đàn chiên Giáo Hội. Ngày nay, theo lịch Phụng Vụ mới, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành được xếp vào Chúa Nhật IV Phục Sinh và được  dành riêng để cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

     Ngày 11 tháng 4 năm 1964 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập và dành riêng ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh hàng năm, ngày Chúa Chiên Lành để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Xin Chúa Giêsu là Chúa Chiên nhân hậu chọn gọi nhiều người tiếp tục theo bước chân Ngài, làm mục tử nhân hậu chăm sóc đàn chiên Chúa. Ngày 11 tháng 4 năm 1964 là ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh đầu tiên để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Trong ngày ấy Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã dâng lời cầu nguyện như sau, như một tuyên bố chính thức thành lập ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu:
     “Lạy Chúa Giêsu, Vị Mục Tử thần thánh, ngày xưa Ngài đã kêu gọi các tông đồ và biến đổi các Ngài thành những ngư phủ đánh bắt người. Ngày nay, xin Ngài tiếp tục lôi cuốn các bạn trẻ đầy lòng sốt mến và quảng đại, để họ cũng trở thành những người nối bước Ngài và thi hành sứ mạng Mục Tử trên chúng tôi. Amen” (http://gpcantho.com)


IV. Cá nhân cầu nguyện và quyết tâm:

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

ĐỐ VUI 03



Đố Vui 03 (Chúa Nhật 14-04-2013)
Câu 1. Tên vị Thánh đã được thay chỗ cho GIU-ĐA người bán Chúa?
Câu 2. Câu: Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế (Pl 2,7)" Của ai nói, nói về ai ?
Câu 3. Xin cho biết tên 12 Tông Đồ chính Chúa Giê-su chọn?
Các bạn trả lời đầy đủ ba câu và gởi về: gxctlongxuyen@gmail.com
Hạn chót là ngày thứ sáu
ngày 19-04-2013

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

HỘI THÁNH ĐƯỢC THANH LUYỆN



HỘI THÁNH ĐƯỢC THANH LUYỆN


1.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất hiện như một dấu chỉ của thời đại. Thời đại hôm nay đang quan tâm đến Ngài một cách đặc biệt. Đặc điểm nơi Ngài được thế giới để ý hơn cả là tinh thần nghèo khó, khiêm nhường và yêu thương kẻ nghèo.
Với đặc điểm đó Chúa dùng Đức Thánh Cha Phanxicô như một dấu chỉ. Dấu chỉ này vạch ra một hướng, mà Chúa sẽ thanh luyện Hội Thánh.
2.
Cuộc thanh luyện hôm nay mới chỉ bắt đầu một giai đoạn mới. Sẽ tới nhiều giai đoạn khác đôi khi gay gắt. Những giai đoạn gay gắt đó sẽ xảy ra nhiều biến cố bất ngờ gây đau đớn bàng hoàng.
Để hiểu rõ hơn về những thanh luyện sắp tới, tôi xin được phép phân tích Hội Thánh hiện nay một cách vắn tắt.
3.
Có nơi Hội Thánh như tập trung vào giáo sĩ. Có thể nói Hội Thánh là hàng giáo sĩ.
Hàng giáo sĩ được đề cao một cách quá đáng. Với chức tước, địa vị, quyền bính, lợi lộc tinh thần và vật chất, hàng giáo sĩ như nắm tất cả mọi quyền, mọi danh dự đều như quy về hàng giáo sĩ, mọi sự thánh thiện đều như được dành riêng cho hàng giáo sĩ, mọi vất vả của cộng đoàn đều như để bảo vệ và phát triển hàng giáo sĩ.
Thực sự, chức thánh là một món quà quý giá Chúa tặng cho Hội Thánh. Hàng giáo sĩ thực sự là một nhân tố cần thiết cho Hội Thánh. Nhưng không vì thế mà hàng giáo sĩ được miễn trừ khỏi những tác động của Satan, thế gian và xác thịt. Rất nhiều khi, tác động xấu cũng đến từ phía giáo dân. Nhiều giáo dân cũng đã muốn giáo sĩ của mình phải sống quyền cao chức cả như ngoài đời hay hơn ngoài đời. Coi đó là để sáng danh Hội Thánh. Họ nghĩ thế do não trạng cạnh tranh quyền lực giữa đạo và đời. Do vậy, mà sự quá đề cao hàng giáo sĩ theo hướng tục hoá đã xảy ra dần dần, trở thành nguy hiểm cho Tin Mừng và cho chính Hội Thánh. Đến lúc Hội Thánh cần được thanh luyện về mặt đó một cách thận trọng nhưng hữu hiệu.
4.
Có nơi Hội Thánh nổi về mặt tôn giáo, mà tôn giáo lại là tổ chức cơ chế. Có thể nói Hội Thánh là cơ chế tôn giáo.
Cơ chế tôn giáo là đất đai, nhà cửa, của cải, các ban bệ, các hội đoàn, các phong trào, các luật lệ riêng của từng giáo phận, của từng giáo xứ, của từng giáo họ, cửa từng nhóm, của từng khu. Hội Thánh cần cơ chế. Nhưng cơ chế kiểu đó trở nên nặng nề và dễ bị thu hẹp, trái với ý muốn của Chúa Giêsu. Người muốn Hội Thánh mở ra về một Nước Thiên Chúa rộng bao la hiện lên như một Nước tình yêu, ân sủng và bình an. Chứ Hội Thánh không được phép cản trở Nước Thiên Chúa, bằng cách quá lo phát triển một thứ cơ chế riêng.
5.
Có nơi Hội Thánh nổi về mặt đức tin. Có thể nói Hội Thánh là cộng đoàn đức tin.
Cộng đoàn ấy tin mọi điều trong kinh Tin Kính, mọi điều trong Kinh Thánh, mọi điều Hội Thánh dạy tin. Nhưng rất nhiều khi, họ tin các điều đó như chấp nhận một lý thuyết, chứ không phải tin là gặp gỡ thân mật với Chúa, đang khi thực sự gặp gỡ thân mật với Chúa mới là căn bản của đức tin. Hơn nữa, tin là một chuyện. Còn thực hành điều mình tin lại là chuyện khác. Tin mà không thực hành hiện nay đang khá phổ biến.
6.
Có nơi Hội Thánh nổi về mặt yêu thương. Có thể nói Hội Thánh là cộng đoàn bác ái.
Cộng đoàn ấy để ý đến bác ái, làm việc từ thiện. Nhưng rất nhiều khi, họ không yêu thương như Chúa đã yêu thương. Thành thử, yêu thương mà vẫn loại trừ. Miệng thì tuyên xưng: Yêu thương mọi người mà chẳng trừ ai, nhưng trên thực tế, lại trừ hết người nọ đến người kia. Yêu thương hiện nay đang sa sút một cách đau lòng ở nhiều nơi, ngay trong nội bộ những người môn đệ Chúa.
7.
Có nơi Hội Thánh nổi về về mặt tám mối phúc. Có thể nói Hội Thánh là cộng đoàn nghèo khó và khiêm nhường.
Cộng đoàn ấy chủ trương sống nghèo khó, khiêm nhường. Nhưng rất nhiều khi lại quá để ý đến hình thức, để rồi lúc phải đụng chạm đến thử thách, thì mới lộ ra thực chất lại quá xa khó nghèo và khiêm nhường của Chúa Giêsu. Đến nỗi, dám đấu tranh để khẳng định mình là khiêm nhường và khó nghèo hơn kẻ khác.
8.
Trên đây là sơ lược các hình ảnh thực tế về Hội Thánh:
Hội Thánh là hàng giáo sĩ.
Hội Thánh là cơ chế tôn giáo.
Hội Thánh là cộng đoàn đức tin.
Hội Thánh là cộng đoàn bác ái.
Hội Thánh là cộng đoàn nghèo khó, khiêm nhường theo tám mối phúc.
Tại Việt Nam, Hội Thánh có đủ 5 hình ảnh đó. Mỗi nơi mang một hình ảnh riêng, với nét nổi bật của mình. Nhưng phải khiêm tốn nhận rằng: Nơi nào tốt xấu cũng chen lẫn nhau. Điều đó không lạ. Nên phải chấp nhận thanh luyện.
9.
Thanh luyện sẽ được thực hiện do gương sáng, lời khuyên và các phong trào đạo đức. Nhưng thường là không đủ. Có thể sẽ xảy đến những biến cố bắt buộc ta phải bỏ những cái ta không thể tình nguyện bỏ, để thôi thúc ta đón nhận chỉ ý Chúa mà thôi.
10.
Nhưng tôi chắc chắn điều này là: Thanh luyện dù do gương sáng và lời khuyên răn, dù sẽ kèm theo biến cố gây nên mất mát và đớn đau, thì luôn phải có sự cộng tác tự do của chúng ta. Sự cộng tác ấy gồm mấy điều sau đây:
Điều thứ nhất là chúng ta phải nhìn nhận việc Chúa thanh luyện chúng ta và Hội Thánh chúng ta là điều cần thiết và là một hồng ân. Bí tích Giải tội là một nguồn thanh luyện cao quý.
Điều thứ hai là chúng ta xin vâng với tâm hồn phó thác khiêm cung. Chúa thanh luyện ta cách nào, lúc nào, thì xin vâng. Chúa muốn ta từ bỏ những gì cũ và phải có những gì mới, thì ta đều xin vâng. Thanh luyện nào cũng cần được đón nhận với nhiều yêu thương. Nhưng xin vâng với rất nhiều yêu thương là chuyện không dễ. Bởi vì những lúc bị thanh luyện, nhiều khi chúng ta cảm thấy mình rất bần cùng, hèn hạ, trong một bầu khí âm u sợ hãi tư bề. Nên xin vâng với rất nhiều yêu thương thường là việc của một đức tin trần trụi, chỉ nhờ ơn Chúa mà thôi.
Điều thứ ba là chúng ta sẽ không lấy làm lạ, nếu chúng ta thấy cản trở đáng ngại nhất trong chương trình Chúa thanh luyện ta, lại xuất hiện từ chính nội bộ Hội Thánh, và có thể là từ chính bản thân ta. Sự không lấy làm lạ nhiều lúc sẽ kèm theo những đau đớn bàng hoàng, khi nhận thấy sức mạnh của ác thần là kinh khủng ngay trong Hội Thánh. Phải rất khiêm nhường, để chấp nhận sự thật.
Điều thứ bốn là chúng ta luôn phải vững tin vào quyền năng của Chúa. Rất nhiều cám dỗ xúi chúng ta nản lòng. Nhưng hãy tin rằng: Chúa Thánh Thần sẽ dẫn Hội Thánh của Chúa đến một tình trạng rực rỡ. Hội Thánh được thanh luyện sẽ có những sáng kiến tốt đẹp cho xã hội, đồng bào và Quê Hương chúng ta. Hội Thánh được thanh luyện đôi khi coi như bị thua, nhưng Chúa thắng, đưa nhiều người về Cõi Phúc. Thế là thua mà thắng.
11.
Tới đây, tôi nhớ về Mẹ Maria trong ngày Truyền Tin. Năm nay, lễ Truyền Tin được dời vào ngày 8 tháng 4 năm 2013.
Mẹ Maria đã cộng tác với Chúa bằng lời “Xin vâng”. “Xin vâng” của Mẹ được thực hiện từng ngày, từng giờ, từng phút, bằng những đón nhận và những cho đi luôn hợp thánh ý Chúa. Được như vậy, là vì Mẹ luôn để Chúa Thánh Thần biến đổi Mẹ, để Mẹ nên đền thờ sống động có Chúa ngự bên trong, để Mẹ âm thầm thông phần vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, và để Mẹ cùng với Chúa Giêsu được gần gũi và chia sẻ thân phận những người nghèo khó khổ đau.
Xin Mẹ thương dắt dìu con trên con đường Chúa thanh luyện con và Hội Thánh của con. Con rất yếu đuối. Con vui sướng được phó thác nơi Mẹ. Mẹ là Mẹ yêu dấu của con.

+ GB. BÙI TUẦN
Long Xuyên, ngày 7 tháng 4 năm 2013