Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Thứ BẢY Tuần Thánh 2013



Thứ SÁU Tuần Thánh 2013


Thứ NĂM Tuần Thánh 2013



Mời Nghe Bài Giảng của Đức Cha GIUSE



Chương Trình Lễ TAM NHẬT THÁNH và Lễ Mừng Chúa PHỤC SINH


Thứ Năm Tuần Thánh (28-03-2013)
Sáng  04g  Lễ Đèn I (Gẫm 15 sự Thương Khó Chúa GIÊSU)
Chiều 06g  Lễ Tiệc Ly (Đức Cha GIUSE chủ sự)

Thứ Sáu Tuần Thánh (29-03-2013)
Sáng  04g  Lễ Đèn II (Gẫm 15 sự Thương Khó Chúa GIÊSU)
Trưa  12g  CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ
Chiều 06g  Nghi Thức SUY TÔN THÁNH GIÁ

Thứ Bảy Tuần Thánh (30-03-2013)
Sáng  04g  Lễ Đèn III (Gẫm 15 sự Thương Khó Chúa GIÊSU)
Trưa  12g  Hội MÂN CÔI Lần Chuỗi Chung tại Nhà Thờ
Tối     07g  Lễ Mừng CHÚA PHỤC SINH (Đức Cha GIUSE chủ sự)

Chúa Nhật MỪNG CHÚA PHỤC SINH (31-03-2013)
Sáng  05g  Lễ   I    Mừng CHÚA PHỤC SINH 
Sáng  08g  Lễ   II   Mừng CHÚA PHỤC SINH 
Chiều 04g  Lễ   III  Mừng CHÚA PHỤC SINH 

Tối     06g  Lễ  IV   Mừng CHÚA PHỤC SINH 

Kính Chúc Quý Ông Bà Anh Chị Em
Tam Nhật Thánh và Mùa Phục Sinh an lành
trong Tình Yêu Chúa KITÔ!

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

DẤU ẤN

ĐÓN MỪNG CHA SỞ MICAE LÊ XUÂN TÂN
VÀ CHA PHÓ PHAOLÔ LÊ BÁ TÙNG








CHA SỞ & QUÝ CHA
VUI XUÂN CÙNG THIẾU NHI



THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

CÙNG QUÝ TANG QUYẾN
HIỆP Ý CẦU NGUYỆN CHO QUÝ TÍN HỮU QUA ĐỜI
THÁNG 1-3 NĂM 2013


BÀ MARIA LÊ THỊ KIM LIÊN   63 tuổi
MỸ BÌNH Từ Trần 12g 00’ Ngày 20-01-2013
An Táng BÌNH ĐỨC Ngày 24-01-2013

ÔNG GIOAN B.  TRƯƠNG HỮU NGHĨA 60 tuổi
MỸ LONG Từ Trần 13g 25’ Ngày 31-01-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 01-02-2013

ÔNG LOUIS NGUYỄN THÀNH BẢO   52 tuổi
KHU DÂN SINH Từ Trần 17g 00’ Ngày 04-02-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 06-02-2013

BÀ ANNA ĐĂNG THỊ NI   80 tuổi
MỸ LONG Từ Trần 14g 00’ Ngày 16-02-2013
An Táng BÒ ÓT Ngày 18-02-2013

ÔNG GIUSE NGÔ THANH HẢI   49 tuổi
MỸ LONG Từ Trần 23g 40’ Ngày 10-03-2013
Hỏa Táng CẦN ĐĂNG Ngày 11-03-2013

BÀ MARIA CAO THỊ CHI   79 tuổi
MỸ KHÁNH Từ Trần 06g 50’ Ngày 13-03-2013
Hỏa Táng CẦN ĐĂNG Ngày 15-03-2013

ANH ANTÔN NGUYỄN HOÀNG THÁI   33 tuổi
KHU DÂN SINH Từ Trần 16g 30’ Ngày 16-03-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 17-03-2013

ÔNG PHÊRÔ PHẠM VĂN TÒNG   80 tuổi
XẺO TRÔM Từ Trần 14g 10’ Ngày 28-03-2013
Hỏa Táng MỸ HÒA Ngày 31-03-2013

HÂN HOAN CHÚC MỪNG CÁC GIA ĐÌNH MỚI

LÃNH BÍ TÍCH HÔN PHỐI & HỢP THỨC HÓA
THÁNG 1-3 NĂM 2013

ĐAMINH TRƯƠNG HOÀNG QUỐC
MARIA ĐẶNG THỊ MỘNG HUỲNH
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 02-01-2013
Chứng Hôn Cha Gs. Đinh Quang Thành


PHÊRÔ NGUYỄN TIỀU MẾN
MARIA NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 04-01-2013
Chứng Hôn Cha GB. Nguyễn Văn Tuấn


TRẦN MINH HÙNG
TÊRÊSA PHẠM NAM PHƯƠNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 12-01-2013
Chứng Hôn Cha Gs. Đinh Quang Thành


PHÊRÔ NGUYỄN HỮU HOA
NGUYỄN THỊ BÙI PHƯƠNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 19-01-2013
Chứng Hôn Cha Gs. Đinh Quang Thành


MARTINÔ ĐỖ DUY LINH
NGUYỄN THỊ KIM CHI
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 19-01-2013
Chứng Hôn Cha Gs. Đinh Quang Thành


AUGUSTINÔ QUÁCH TẤN TÀI
ANNA NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 19-01-2013
Chứng Hôn Cha JB. Trần Kim Tuyến


ĐÔMINICÔ NGUYỄN NGỌC PHI PHỤNG
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 02-02-2013
Chứng Hôn Cha Gs. Đinh Quang Thành


TRƯƠNG VĂN BE
MATTA NGUYỄN THỊ RINH
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 18-02-2013
Chứng Hôn Cha GB. Nguyễn Văn Tuấn


ANTÔN LÊ VÕ ĐĂNG QUANG
ÊLISABETH PHẠM THỊ BÍCH TUYỀN
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 02-03-2013
Chứng Hôn Cha JB. Trần Kim Tuyến

PHÊRÔ NGUYỄN TẤN SĨ
LÂM THỊ PHƯỢNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 20-03-2013
Chứng Hôn Cha GB. Nguyễn Văn Tuấn


NGUYỄN VĂN LẮM
ANNA ĐẶNG THỊ NGỌC DUNG
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 23-03-2013
Chứng Hôn Cha Gs. Đinh Quang Thành


BÙI VĂN TÙNG
MARIA HÀ NGỌC LAN
Gx. Chánh Tòa Long Xuyên 28-03-2013
Chứng Hôn Cha Cha JB. Trần Kim Tuyến

Xem lại một vài sinh hoạt Gx. Chánh Tòa ...


LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH CẦU CHO ƠN GỌI
LINH MỤC & TU SĨ

MỨNG THỌ CHƯ VỊ TRONG GIÁO XỨ

Thiếu Nhi Thăm
VIỆN DƯỠNG LÃO & TRẺ MỒ CÔI

Huấn Luyện TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG

Dâng Hoa KÍNH MẸ

Làm Hang Đá

TÌM HIỂU GIÁO LÝ TRONG NĂM ĐỨC TIN (bài 6-10)

TÌM HIỂU GIÁO LÝ TRONG NĂM ĐỨC TIN

(Lm. GB. Nguyễn Văn Tuấn biên soạn)

Bài 6
 HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

I. GIÁO LÝ CÔNG ĐỒNG

 “Hội Thánh là Công Giáo vì được Đức Giêsu sai đến với toàn thể nhân loại. Mọi người đều được gia nhập dân Thiên Chúa. Vì dân mới này, một dân hiệp nhất và duy nhất có bổn phận phải lan rộng khắp thế giới qua mọi thế hệ hầu hoàn tất kế hoạch của thánh ý Thiên Chúa. Đặc tính phổ quát này rực cháy trong dân Thiên Chúa, là một ân huệ do chính Thiên Chúa ban, nhờ đó Hội Thánh nỗ lực cách hữu hiệu quy tụ toàn thể nhân loại cùng những gì tốt lành nơi họ dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô”[1].

II. CÂU HỎI

Câu 1. Tại sao ta tuyên xưng Hội Thánh là Công Giáo?
Thưa: Hội Thánh là Công Giáo vì:
Một là toàn bộ chân lí đức tin đã được ủy thác cho Hội Thánh gìn giữ và loan truyền.
Hai là nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô, Hội Thánh mang trong mình đầy đủ các phương tiện cứu độ.
Ba là Hội Thánh được sai đến với mọi dân tộc thuộc mọi thời đại [2].

Câu 2. Những ai thuộc về Hội Thánh Công Giáo?
Thưa: Trước hết là các tín hữu Công Giáo.
Thứ đến là những người tin Chúa Kitô.
Sau cùng là tất cả mọi người được Chúa kêu gọi để hưởng ơn cứu chuộc nhờ ân sủng của Ngài [3]

III. DIỄN GIẢI VÀ ÁP DỤNG

Chữ công có nghĩa là phổ quát, là toàn diện, toàn bộ. Hội Thánh là Công Giáo theo hai nghĩa: Là Công Giáo, vì Đức Kitô hiện diện trong Hội Thánh. Nơi Hội Thánh có đầy đủ thân thể Đức Kitô gắn liền với đầu của mình (Ef.1, 22-23). Theo nghĩa này, Hội Thánh sẽ là Công Giáo mãi cho đến ngày Chúa quang lâm.
Hội Thánh là Công Giáo vì được Chúa sai đi truyền giáo cho toàn thể nhân loại. Như thế, Hội thánh luôn loan báo sự toàn diện của đức tin. Hội Thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội Thánh được sai đi đến toàn thể dân tộc ở mọi nền văn hóa khác nhau.
Tất cả mọi người ở mọi nơi đều được hướng về sự hiệp nhất công giáo của dân Thiên Chúa. Những người được rửa tội thì được hiệp thông trọn vẹn về hình thức với Hội Thánh nếu ở trong tình trạng ân sủng của Thiên Chúa. Còn những người ngoài Kitô giáo họ cũng được quy hướng một cách nào đó về Hội Thánh và dân Thiên Chúa [4]. Chúng ta cần gìn giữ và phát triển sự hiệp nhất đó. Đồng thời, cũng làm cho sự hiệp nhất trong Hội Thánh tại vùng Long Xuyên được phát triển không ngừng trong tinh thần yêu thương, tôn trọng, giữ gìn và phát triển Hội Thánh trong tinh thần Công Giáo.

Chủ nhật 17.2.2013
Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên



[1] LG 13.
[2] x. LG 13; GLHTCG 831.
[3] x. LG 13; GLHTCG 836.
[4] X. LG 16.


Bài 7

GIÁO HỘI THÁNH THIỆN

“ Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Thánh” (1Ga 3,3).

I. GIÁO LÝ CÔNG ĐỒNG
“ Chúng tôi tin một Hội Thánh mãi mãi thánh thiện. Thật vậy, Chúa Kitô, con Thiên Chúa, đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là Đấng Thánh duy nhất, đã yêu dấu Hội Thánh như hiền thê của mình và đã hiến thân để thánh hóa Hội Thánh. Người kết hiệp với Hội Thánh như thân thể của mình và ban cho dư đầy ơn Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa. Vì thế, Hội Thánh là dân của Thiên Chúa và các thành viên của Hội Thánh được gọi là thánh”

II. CÂU HỎI
Câu 1. Vì sao ta tuyên xưng Hội Thánh là thánh thiện?
Thưa: Hội Thánh là thánh thiện vì:
- Một là Hội Thánh bắt nguồn từ Thiên Chúa, đấng Chí Thánh.
- Hai là Hội Thánh được thánh hóa bằng Lời Chúa và các Bí tích.
- Ba là Hội Thánh được Chúa Thánh Thần làm cho sống động và phát sinh nhiều hoa trái thánh thiện.[1]
Câu 2: Có phải tất cả các Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh?
Thưa: Phải. Vì mọi Kitô hữu, hay bất cứ ai theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến đời sống Kitô hữu viên mãn và đức ái trọn hảo. Sự trọn hảo Kitô giáo chỉ có một giới hạn, đó là không có giới hạn nào cả.

III. DIỄN GIẢI VÀ ÁP DỤNG
Hội Thánh có đặc tính thánh thiện[2]. Hội Thánh thánh thiện vì Chúa Kitô là người sáng lập nên. Đức Kitô đã nộp mình vì Hội Thánh để thánh hóa Hội Thánh và làm cho Hội Thánh có khả năng thánh hóa. Sự thánh thiện là ơn gọi của từng người trong Hội Thánh và là mục đích hoạt động của Hội Thánh (x. Ga 17,11).
Dường như có một khoảng cách sự thánh thiện của Hội Thánh và những gì người ta thấy được cụ thể trong Hội Thánh. Tuy nhiên đức tin cho ta thấy sự thánh thiện của Hội Thánh là thành phần thiết yếu của bản chất Hội Thánh. Hội Thánh do Thiên Chúa thiết lập, gìn giữ và thánh hóa.
Ở dưới thế này, Giáo Hội và mọi thành viên phải không ngừng canh tân, nghĩa là sám hối theo tinh thần của Tin Mừng. Công Đồng dạy rằng: Trong khi Đức Kitô Thánh Thiện, Giáo Hội mang trong mình những tội nhân, cùng một lúc vừa thánh thiện vừa được kêu gọi để nên thánh  và để được thanh tẩy chính mình[3].
Chúng ta là những thành viên và là thành phần trong Hội Thánh do Chúa thiết lập cũng được dự phần vào sự thánh thiện của Hội Thánh nhưng cũng được mời gọi để nên thánh và gìn giữ sự thánh thiện của Hội Thánh do Chúa  Kitô thiết lập.

Chủ nhật 24.2.2013


[1] x. LG 39; GLCG 867.

[2] GLHTCG 823-827.
[3] GH 8.
 
Bài 8
GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY


I. GIÁO LÝ CÔNG ĐỒNG

 Vui mừng và hi vọng, ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và của bất cứ ai đang đau khổ, cũng là vui mừng và hi vọng, ưu sầu và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà họ lại không cảm nhận trong đáy lòng họ[1].

II. CÂU HỎI

Câu 1. Hiến chế mục vụ là gì?
        Thưa: Hiến chế mục vụ là tài liệu của Công đồng Vatican II, dựa trên những nguyên tắc giáo lý để trình bày quan điểm của Giáo Hội về con người và về thế giới mà con người đang sống, đồng thời đề ra những đường hướng mục vụ giúp con người đạt đến cứu cánh của mình.

Câu 2. Hiến chế mục vụ nói gì về phẩm giá con người?
        Thưa: Phẩm giá con người đã được Thiên Chúa mặc khải như sau:
- Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng tạo dựng mình, được Ngài cho làm chủ mọi tạo vật trên trái đất để quản trị và sử dụng.
- Con người được Thiên Chúa liên kết trong cộng đồng xã hội để giúp nhau phát triển các phẩm chất của mình.
- Tội lỗi đã gây nên đổ vỡ và xáo trộn trong con người, làm cho con người luôn hướng chiều về sự dữ và cuối cùng phải chết.


[1] GS 1

Bài 9

TỰ DO CỦA CON NGƯỜI TR
ONG HIẾN CHẾ MỤC VỤ


I.      GIÁO LÝ CÔNG ĐỒNG
« Tự do là điều thời nay rất thích ngưỡng mộ và hay say theo đuổi. Vì tự do đích thực là dấu hiệu sắc nhất về hình ảnh Thiên Chúa nơi con người. Vì thế, phẩm giá con người đói hỏi họ phải hành động theo một chọn lựa ý thức. Tự do nghĩa là chính họ phải được thúc đẩy và hướng dẫn từ nội tâm chứ không phải do bản năng hoặc áp lực bên ngoài »[1].

II.   CÂU HỎI
1.H. “Những dấu chỉ của thời đại” thường  được hiểu là gì?
T. Công đồng trình bày một số đặc tính của tình trạng thế giới ngày nay, gồm những mặt tương phản nhau, chẳng hạn:
Xã hội thay đổi mau chóng nhưng lại tạo ra nhiều khủng hoảng.
Kinh tế phát triển nhưng lại có nhiều người đói nghèo, thất học.
Con người khao khát tự do nhưng lại rơi vào nhiều hình thức nô lệ mới.
Con người cần đến sự liên đới nhưng lại gặp nhiều bất đồng, chống đối nhau.
Xã hội muốn xây dựng một cơ chế hoàn hảo nhưng lại không chú tâm phát triển tinh thần[2].
2. Hiến chế Mục vụ nói gì về sự tự do của con người?
T. Con người đương thời đề cao tự do và nỗ lực theo đuổi.
Tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người.
Tự do của con người đã bị tội lỗi làm tổn thương, nên cần phải có ơn Chúa giúp con người mới có thể hành động đúng.
Mỗi người sẽ phải trả lẽ trước tòa án Thiên Chúa về sự tự do đã nhận[3].

III.DIỄN GIẢI VÀ ÁP DỤNG
Tự do là nhân phẩm mà Thiên Chúa đã dựng nên và đã ban cho con người. Con người có phẩm giá cao trọng vì được Thiên Chúa yêu thương và ban cho sự tự do để sống đúng nhân phẩm đó. Nhờ phẩm giá tự do con người có thể yêu mến Chúa và vũ trụ vạn vật.
Tuy  nhiên,với sự phát triển của xã hội và của thời đại, con người đòi hỏi mình phải có nhân phẩm tự do. Nhưng sự tự do không mà con người thường dùng để làm điều này hoặc làm điều kia không còn chính xác nũa. Con người sống tưởng mình đã tự do thật những thực sự đã mất hết tự do để chọn điều tốt để làm và điều xấu để xa tránh. Nguyên nhân có rất nhiều. Một trong những nguyên nhân làm cho mất tự do đó là sự tội và lương tâm tội lỗi và lệch lạc.
Con người cần sám hối để được Chúa tha thứ và để được sự tự do chọn lựa. Chọn Chúa là chọn con đường dẫn đến sự sống, chọn lựa ngược lại là chọn con đường dẫn đến sự diệt vọng.

Chủ nhật 10.3.2013
Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên



[1] GS 17.
[2] GS 4.
[3] GS 17.
BÀI 10

VÔ THẦN VÀ TIÊU CHUẨN HOẠT ĐỘNG
CỦA CON NGƯỜI TRONG THẾ GIAN

« Giáo Hội không thể không tiếp tục lên án với nỗi đau buồn và tất cả sự cương quyết, như đã từng lên án, những chủ thuyết vô thần và những hành động đi ngược lại lý trí và kinh nghiệm chung của con người cũng như làm cho con người mất đi sự cao cả bẩm sinh của mình  và Giáo»[1]

1.Trước thái độ vô thần của con người ngày nay người Kitô hữu phải làm gì?
T. Cần trình bày giáo lí một cách thích hợp đồng thời phải sống trọn vẹn các chân lí ấy.
Chính cộng đoàn Giáo hội phải tự đổi mới và thanh luyện không ngừng dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.
Làm chứng bằng một đức tin sống động và trưởng thành, được thấm nhập vào toàn thể đời sống.
Sống đức ái huynh đệ và thể hiện sự hiệp nhất trong cộng đoàn Kitô hữu[2].

Thái độ vô thần ngày nay của con người càng gia tăng ở các hình thức từ chối niềm tin và nhất là niềm tin vào Thiên Chúa.  Nguyên do là ảnh hưởng bởi các chủ thuyết vô thần.Chủ thuyết vô thần được nói đến như là một trong những mối đe dọa chính đối với phẩm giá con người. Những tiểu đề trong phần này đã được Công đồng bàn thảo rất lâu dài và khó khăn. Chúng ta đều biết vào những năm 1960, vô thần không chỉ là vấn đề lí thuyết, mà nó còn bao hàm hành động chính trị, xã hội và tôn giáo nữa.
Thái độ của Giáo Hội đối với các chủ thuyết vô thần : tìm ra nguyên do ở các nền văn hóa xã hội của vô thần và tìm cách lên án và đặc biệt là sống đời sống đức tin của mình trong bối cảnh đó
Vì thế, trong lịch sử Giáo Hội đã có và đang có nhiều thánh tử đạo và nhiều người đã và đang làm chứng cho đức tin bằng đời sống cụ thể để minh chứng niềm tin vào Thiên Chúa.

2. H. Tiêu chuẩn cho hoạt động của con người là gì?
T. Mọi hoạt động của con người, bằng lao động hay tài trí, phải phù hợp với lợi ích đích thực của nhân loại, theo như ý định và ý muốn của Thiên Chúa, đồng thời phải giúp con người, cá nhân cũng như tập thể, vun đắp và chu toàn ơn gọi toàn diện của mình[3].

Mọi hoạt động con người nhằm tiến đến sự thăng tiến của gia đình, xã hội, quốc gia và Giáo Hội. chúng ta phải cộng tác vào trong việc phát triển đó và đời sống tích cực theo gương Chúa Giê su thập giá. Nhưng các cộng đoàn trên cũng phải để ý đến nhân phẩm của con người và nhất là niềm tin và ơn gọi của con người trong khi phát triển các cộng đoàn trên. Vì con người rất đáng quí và có ơn gọi phải đáp lại niềm tin và tình thương của thiên Chúa.
Như thế , theo ý muốn của Thiên Chúa con người phải tích cực dấn thân lao động nhưng cũng phải để ý đến ơn gọi của con người và chiều kích thiêng liêng của con người.

Chủ nhật 17.3.2013
Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên




[1] GS 21.
[2] GS 20-21.
[3] GS 35.